Ý nghĩa phong tục truyền thống thắp nhang của người Việt

Ý nghĩa phong tục truyền thống thắp nhang của người Việt

Ý nghĩa phong tục truyền thống thắp nhang của người Việt

Trong nhà mỗi người dân Việt đều có bàn thờ, có bát hương. Chúng ta luôn thấy ông bà, cha mẹ dâng hương nhang vào mỗi ngày rằm, ngày lễ. Bàn thờ, bát hương là những vật gần gũi, có giá trị về mặt tâm linh. Không biết từ đâu, không biết từ bao giờ có sự xuất hiện của bàn thờ, bát hương trong gia đình như một tập quán quen thuộc.

Vậy ý nghĩa phong tục thắp nhang là gì, Pháp Bảo Bình An sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của việc thắp, dâng nhang hương

Văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc vì thế sẽ có những phong tục, tập quán có sự tương đồng của hai nước dù đã được thay đổi cho phù hợp với người Việt. Thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong số những nét văn hóa ảnh hưởng đó. 

Nhang bắt nguồn từ đâu?

  • Theo dân gian, hương nhang vốn là chất liệu chỉ có ở Ấn Độ. Ấn Độ vốn là quốc gia có đạo Phật phát triển và là nơi đức Phật ra đời cũng như trải qua những biến cố trong cuộc đời của người để đi đến niết bàn. Vào thời nhà Tần Trung Quốc, một vị sư từ Ấn Độ trở về đã mang theo nhang thắp về nước. Sau đó, nhang dần trở thành chất liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc thời nhà Minh. 
  • Có lẽ bởi hương thơm tự nhiên thanh lãnh và ấm áp của nhang hương khiến cho con người tin rằng nó thuộc về những vị thần linh và sẽ là phương thức giúp thần linh kết nối với con người. Từ đó, con người dùng nhang mỗi ngày lễ, ngày Tết đặc biệt, dùng để thờ cúng các vị thần linh, các vị thánh, thắp nhang ông Địa.
  • Dâng hương là hình thức thắp nhang dân đồ lễ lên các vị thần linh tại chùa chiền, đền thờ. Từ những người già đến những thế hệ trẻ đi chùa vào các ngày rằm, ngày lễ mang theo bánh kẹo, quà cúng đủ đầy, thắp nén hương cầu khấn thỉnh lên tới các vị thần linh, bày tỏ nguyện vọng và mong ước của bản thân với các vị thần linh. Đấy chính là nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục thắp nhang.

Ý nghĩa của phong tục thắp nhang với mỗi người dân Việt

Con người vốn trải qua những ngày bình thường của cuộc sống. Và rồi vào những ngày rằm, ngày mùng 1, hay lễ Tết hương thơm nén nhang như báo hiệu bắt đầu cho những cột mốc. Hương thơm của nhang cúng nhắc nhở con cháu nhớ về tổ tiên và các vị thần linh. 

Thắp hương là nét đẹp văn hóa, là phong tục lâu đời. Người Việt Nam với truyền thống uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ về nguồn cội. Ý nghĩa của phong tục thắp nhang thờ cúng cũng bắt đầu mạch lạc từ đấy. Thắp hương không bắt buộc vào mỗi ngày trong năm mà là những ngày được chỉ định cụ thể theo truyền thống. Thắp hương nhang đến từ tâm tự nguyện thay vì ép buộc. Và dù ở đâu trên thế giới, những người con xa quê khi nhớ về nguồn cội, tổ tiên, nhớ quê hương luôn có hình ảnh bàn thờ cúng tổ tiên, thần linh với khói nhang nghi ngút, ấm cúng. Làn khói trắng mờ ảo từ những nén hương đang cháy thoát ra rồi tan biến vào không gian, con người nghĩ rằng làn khói đó sẽ mang theo ước nguyện của họ đến được với thần linh và sẽ được thần linh hồi đáp. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nhang hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thắp hương là bày tỏ lòng thành kính

  • Thiện xuất phát từ tâm. Tâm đẹp là tướng đẹp. Lòng an yên thì mọi sự bình an. Mỗi nén hương thắp lên là thay đổi bầu không khí của cả một không gian. Tưởng chừng như mọi sự vật, sự việc trở nên chậm rãi hơn, nhẹ nhàng hơn. Con người khi đó như có cả khoảng không gian riêng để suy nghĩ về những điều đã xảy ra và quán chiếu lại với bản thân mình để từ đó hướng tới một phiên bản tốt hơn trong tương lai.
  • Những nén nhang với màu trầm đơn giản, mộc mạc, mỗi lần thắp lên đều tỏa hương thơm ngát. Hương thơm đấy phảng phất bay khắp mọi nơi. Khi ta ngồi thiền, hương thơm giúp chúng ta tĩnh tâm, tập trung. Con người nhờ có hương nhang mà trở nên điềm tĩnh hơn, hiểu được cách sống tự tại giữa cuộc đời đầy biến động, đặt sự an yên an lạc vào chính bên trong mình để cân bằng mọi chiều trong cuộc sống. Những nén hương thơm thắp lên bàn thờ của ông bà tổ tiên luôn gợi lên trong ký ức mỗi người dân Việt những khoảnh khắc sum họp quây quần bên gia đình trong những ngày rằm, ngày lễ, trong đêm giao thừa ấm áp.

Nhang trầm là sự chuyển mình giá trị của nhang hương

Từ ý nghĩa phong tục thắp nhang hương chúng ta thấy được sự thiết yếu của nhang hương trong cuộc sống. Và nhang trầm hương là sản phẩm tốt nhất của con người khi có thể kết hợp cả tín ngưỡng tâm linh với sức khỏe. 

Từ những nguyên liệu thuở đầu, nhang hương dù có ý nghĩa văn hóa nhưng vẫn có những hạn chế đối với sức khỏe. Nghề làm nhang có thể coi là một nghề vất vả khi con người tiếp xúc với hóa chất để mang đến những sản phẩm hương thắp chất lượng hơn. Sau này, với thành phần là bột trầm hương, con người khám phá ra lợi ích tích cực của sản phẩm nhang thắp làm từ trầm hương. Trầm hương vốn được biết là một thành phần quý có giá trị kinh tế cao bởi hương thơm đặc biệt của chất liệu gỗ này. Bột trầm hương đưa vào hồn hợp làm hương, khi đốt cháy hương thơm của nhang trầm hương sạch mang đến những công dụng với sức khỏe.

  • Tập trung tinh thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi

  • Có lợi cho các hệ cơ quan của cơ thể

  • Tốt cho mọi người từ trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai và người cao tuổi

Để có được nhang trầm hương sạch, con người cần khai thác đúng trầm hương chất lượng từ cây Dó Bầu. Trầm hương chuẩn sạch sẽ giúp nhang hương có hương thơm đặc biệt thanh ngọt, ấm, hương thơm giữ được rất lâu.

Những làng nghề làm nhang truyền thống của Việt Nam

  • Ở Việt Nam, có nhiều làng nghề làm hương truyền thống với những “đặc sản” hương nhang đã tạo nên giá trị riêng của mỗi vùng. Có thể kể đến những làng nghề nổi tiếng khắp cả nước như Làng hương xạ Cao Thôn, làng hương trầm Quỳ Châu - Nghệ An, hương xạ Hoàng Xá- Hải Dương, làng hương Báo Ân - Hà Tĩnh, làng hương Thủy Xuân - Huế. Nhang hương mộc mạc gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam, những người nông dân bên những sân phơi đầy hương nhang. Làm nghề mang theo tâm nghề, mang theo tâm huyết với từng nén hương nhang hoàn thiện. Với cách làm riêng, nhang của mỗi vùng cho một mùi hương riêng dựa trên tiêu chuẩn đã định ra. Có thể nói, những làng nghề làm hương truyền thống đã và đang góp phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc.
  • Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của đa dạng nền văn hóa khác nhau tập trung ở mỗi quốc gia, sự đáp ứng về nhu cầu của con người mở ra nhiều cơ hội để nghề sản xuất nhang hương phát triển. Những làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và trở thành địa điểm văn hóa du lịch hấp dẫn quan khách khắp mọi nơi. Những đơn vị sản xuất nhang hương phiên bản mới, kết hợp với đa dạng các thành phần nguyên liệu khác như trầm hương thô, trầm hương sạch để làm ra nhang trầm hương nguyên chất, nhang trầm hương thảo mộc,... nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người.

Ngày nay, không chỉ Phật Giáo mới sử dụng nhang hương mà những người phương Tây, người theo tín ngưỡng khác như Thiên Chúa Giáo cũng dùng hương nhang sạch trong các buổi lễ của họ. Có thể thấy, hương nhang dần trở thành vật phẩm ý nghĩa với mỗi nền văn hóa riêng. Nhờ vậy mà nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục thắp nhang hương ngày càng được truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn xông nhà xả xui bằng thuốc Bắc, Tẩy uế, Trừ tà đơn giản

Xông nhà xả xui là cách để đẩy lùi những điều không may mắn trong kinh doanh và cuộc sống hằng ngày. Có nhiều cách khác nhau để thực hiện phương pháp xông nhà xả xui. Có thể kể đến phương pháp xông...

Quy luật thắp hương trong nhà mà ai cũng nên biết

Chuẩn bị tốt việc thờ cúng gia tiên giúp cho gia đình yên ấm, khỏe mạnh, công việc thuận lợi. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là công việc của bậc cha mẹ mà còn là trách nhiệm của con cái với lòng thành...

Thắp nhang cầu nguyện như thế nào cho đúng?

Thắp nhang, dâng hương để thể hiện lòng thành kính và cầu chúc cho những mong ước của con người thành sự thật. Bạn có nghĩ mỗi lần thắp nhang cầu nguyện thì mục đích đều như nhau. Theo truyền thống,...

Ý nghĩa phong tục truyền thống thắp nhang của người Việt

Trong nhà mỗi người dân Việt đều có bàn thờ, có bát hương. Chúng ta luôn thấy ông bà, cha mẹ dâng hương nhang vào mỗi ngày rằm, ngày lễ. Bàn thờ, bát hương là những vật gần gũi, có giá trị về mặt tâm...

Hướng dẫn cách thắp nhang ông Địa - Thần Thổ Địa

Ông Địa hay thần Thổ Địa được người Việt Nam thờ cúng là một vị thần chuyên cai quản đất đai theo truyền thuyết dân gian. Thờ cúng thần Thổ Địa là phong tục có từ lâu đời của người Việt nói riêng và...

Tìm hiểu về nguồn gốc thật sự của phong tục thắp nhang

Phong tục thắp nhang vốn bắt nguồn từ Ấn Độ tại thời điểm 3500 năm trước. Bạn có bất ngờ khi vẫn luôn nghĩ đây là phong tục tập quán của người phương Đông?

Khách hàng & Đối tác

Nhà Thuốc Gia Truyền Thọ Xuân Đường