Thắp nhang cầu nguyện như thế nào cho đúng?

Thắp nhang cầu nguyện như thế nào cho đúng?

Thắp nhang cầu nguyện như thế nào cho đúng?

Thắp nhang, dâng hương để thể hiện lòng thành kính và cầu chúc cho những mong ước của con người thành sự thật. Bạn có nghĩ mỗi lần thắp nhang cầu nguyện thì mục đích đều như nhau. Theo truyền thống, ý nghĩa của số nhang và cách cầu nguyện là khác nhau cho những mục đích khác nhau.

Tại sao phải thắp nhang cầu nguyện?

  • Thắp nhang trong những ngày đặc biệt với người dân Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới không chỉ là phong tục tập quán bình thường mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Thắp nhang với lòng thành kính để thể hiện sự biết ơn, sự tôn kính đối với những người đã khuất, với ông bà tổ tiên và với các vị thần linh đã tạo ra cuộc sống ấm no và đủ đầy.
  • Nhang truyền thống, nhang trầm hương như phương thức để thỉnh cầu tới các bậc bề trên về những mong ước của con người, cầu cho bình an, cầu cuộc sống hạnh phúc ấm no, cầu cho làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Hương thơm từ những nén nhang như một chất liệu kết nối tư tưởng giữa người sống và thế giới tâm linh. Những làn khói trắng bay lan tỏa trong không gian và tan biến như mang theo lời cầu nguyện của mọi người đến với thế giới tâm linh. 
  • Thắp nhang với lòng thành kính, sự chân thành của người thắp sẽ giúp cho lời cầu nguyện ý nghĩa và có thể sớm thành hiện thực. Vậy nên những nén nhang được thắp lên khi con người muốn bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của bản thân, những lời thỉnh cầu cho nguyện ước thành sự thật. 

Ý nghĩa của các nén nhang khi lên nhang cầu nguyện

Thắp nhang cầu nguyện không đơn giản chỉ là những hành động thắp nhang và cầu khấn. Mỗi một nén hương, một cây nhang đều mang ý nghĩa riêng. Thông thường mỗi lần thắp hương nhang, chúng ta thường thắp theo số lẻ vì đó là tục lệ. Vậy ý nghĩa của số các nén nhang là gì?

  • Một nén nhang cho những ngày bình thường, nhang thắp bàn thờ thần Tài, Thổ Địa. Nén nhang bình thường giản dị của mỗi ngày thể hiện tâm ý vẹn nguyên, mỗi ngày đều cầu may mắn bình an. Có thể thắp buổi sáng và buổi tối. Người xưa cho rằng, việc thắp hương cầu nguyện mỗi ngày là nên làm để giữ cho bát hương luôn ấm thì mọi chuyện mới suôn sẻ.
  • 2 nén nhang vốn là cấm kỵ khi thắp hương. Thường chúng ta chỉ thắp 2 nén nhang cho linh cữu của người đã khuất.
  • 3 nén nhang là số nén nhang phổ biến mà chúng ta thường thấy dù ở đâu. Số 3 mang ý nghĩa đủ đầy, là một con số tài lộc. Số 3 thường được nhắc đến trong Phật giáo như Tam Bảo, Tam Giới, Tam Thời. Trong phong thủy, số 3 đại diện cho Thiên - Địa - Nhân là trời, đất và con người. Theo Đạo Phật thắp hương 3 nén được gọi là Tam bảo hương. Tam bảo đó là Phật, Pháp và Tăng. Người theo Đạo sẽ hiểu rõ 3 cây hương đại diện cho Tam thanh hương: Ngọc thanh là Thiên tôn Nguyên thủy, Thượng thanh là Thiên tôn Linh bảo và Thái thanh là Thiên tôn Đạo đức. Mỗi một nén nhang cũng có tên gọi riêng của mình. Nén bên phải là Bạch Hổ, ở giữa là Giáo chủ, ở bên trái được gọi là hương Thanh long. Thắp 3 nén nhang có ý nghĩa là trong tâm nhang – lòng thành, giới nhang – theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường và định nhang – tuyệt đối không thay đổi lòng dạ. Khi thắp 3 nén nhang mà thấy 2 dài, 1 ngắn nghĩa là điềm báo chân hương cho thấy may mắn sẽ đến với bạn hoặc gia đình. Ví dụ như nhà có chuyện hỷ, mua may bán đắt, báo hiệu tin tốt lành sẽ đến. 

🔗 Xem thêm: Ý nghĩa phong tục truyền thống thắp nhang của người Việt

Ngoài ra còn có một số lượng nén nhang khác được thắp như thắp nhang 5, thắp nhang 7. Thắp nhang 5 nghĩa là 5 nén nhang tượng trưng cho Ngũ Hành trong Vũ Trụ. Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tượng trưng cho ngũ giác tạo thành sự đủ đầy, trọn vẹn. Thắp 7 nén nhang nghĩa là thỉnh gọi thần linh, thiên tướng về dõi theo lời thỉnh cầu của con cháu, của người trần. Bắc đẩu Thất tinh hương với tên gọi theo thứ tự lần lượt là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang. 

Cần chuẩn bị gì khi lễ thắp nhang cầu nguyện

  • Tùy từng mục đích thắp nhang mà lễ chuẩn bị cúng khi thắp nhang cầu nguyện cùng phù hợp với mục đích thắp. 
  • Với những ngày bình thường, việc thắp nhang đơn giản vào sáng tối mà không cần chuẩn bị đồ lễ đặc biệt. Với những ngày rằm, mùng Một thì đồ lễ dâng lên có thể là hoa quả đơn giản, hoa tươi, tiền vàng. 
  • Trong những ngày đặc biệt như lễ quan trọng đầu năm, cuối năm, lễ đặc biệt của người đã khuất hay những ngày lễ quan trọng khác, mâm cúng phải đủ đầy, thịnh soạn để thể hiện sự chu đáo, cái tâm của người lên lễ.
  • Các loại nhang, hương sử dụng có thể chọn đa dạng có khi là kết hợp của cả nhang nén, nhang vòng, nhang size lớn. Những loại nhang thảo mộc cũng rất được ưa chuộng bởi công dụng tốt cho sức khỏe.

Thắp nhang cầu nguyện ở đâu?

  • Có rất nhiều địa điểm thắp nhang cầu nguyện. Thông thường, mỗi nhà đều thắp tại gia. Dâng nhang tại bàn thờ ông bà, tổ tiên, bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, gian thờ, nhà thờ của dòng họ. Mỗi không gian thắp nhang cầu nguyện lại có cách bài trí bát hương khác nhau. 
  • Một địa điểm phổ biến mà con người thường thắp nhang cầu nguyện đấy chính là chùa, đền. Tại không gian được coi là nhà, nơi ngự của các vị thần thánh này, việc thắp nhang cầu nguyện trở nên ý nghĩa hơn. 

Những lưu ý không thể bỏ qua khi thắp nhang cầu nguyện

  • Thắp hương nghĩ thì thấy đơn thuần, nhưng khi bắt đầu để thực hiện đúng một nghi lễ thắp hương thì phải chú ý nhiều chi tiết. Thắp hương, nhang cầu nguyện không đơn giản chỉ là chắp tay vái lạy mà quan trọng nhất phải tịnh tâm, tập trung tư tưởng, suy nghĩ trong lúc thắp nhang, cúi lạy và cầu khấn. Sự tập trung là yếu tố quan trọng để mỗi người nhìn lại bản thân, nhận ra những thiếu sót, sai lầm và cầu xin những điều thay đổi tích cực. Đôi khi trước lời cầu khẩn sẽ là những lời xin lỗi, nhận xét về bản thân và mong có được sự dẫn đường chỉ lối của bề trên, tiếp đó sẽ là những lời cầu mong cho cuộc sống đủ đầy, an yên và hạnh phúc. Vậy nên người xưa mới có câu: Tâm tôn kính phải đi trước tâm cầu nguyện.
  • Thắp nhang là hành động tâm linh. Địa điểm thắp nhang là không gian nghiêm trang, tôn kính. Khi thắp nhang cầu nguyện cần chú ý trang phục phù hợp theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc kín đáo, đi nhẹ nói khẽ, để ý lịch sự trước sau và với mọi người xung quanh. Khi thắp nhang, dâng nhang bằng cả 2 tay. Cúi người cúi dứt khoát, gập người rõ ràng, tập trung phía trước bàn thờ, gian thờ. Mỗi nén nhang được cắm lên phải đứng thẳng, đều nhau, không cắm vào rút ra giữa chừng. 
  • Với những không gian rộng lớn, tôn kính như nhà chùa, khi vào chùa phải tuân thủ quy định phép tắc của chùa. Không suy nghĩ cho bản thân mà phải nghĩ cho cả những người xung quanh. Đi chùa cầu khẩn phải giữ tâm sạch, ý tốt thì mới được phù hộ. Không phán xét người khác và cũng không nảy sinh ý định xấu, lợi dụng sự phức tạp của nơi cầu khấn linh thiêng mà chuộc lợi cá nhân.

Với những chia sẻ của Pháp Bảo Bình An về tục lệ thắp hương cầu nguyện của người Việt mong rằng mọi người sẽ có những thông tin hữu ích để sử dụng khi cần thiết. Pháp Bảo Bình An hy vọng mọi người sẽ hiểu đúng, làm đúng để gìn giữ và duy trì tốt giá trị của những nét đẹp văn hóa tâm linh quý báu của ông cha. Pháp Bảo Bình An cung cấp các sản phẩm nhang thảo mộc nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nhang cho việc cầu nguyện của mọi người. Với tiêu chí sản phẩm nhang sạch, an toàn, nhang thảo mộc có ích cho sức khỏe người tiêu dùng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn xông nhà xả xui bằng thuốc Bắc, Tẩy uế, Trừ tà đơn giản

Xông nhà xả xui là cách để đẩy lùi những điều không may mắn trong kinh doanh và cuộc sống hằng ngày. Có nhiều cách khác nhau để thực hiện phương pháp xông nhà xả xui. Có thể kể đến phương pháp xông...

Quy luật thắp hương trong nhà mà ai cũng nên biết

Chuẩn bị tốt việc thờ cúng gia tiên giúp cho gia đình yên ấm, khỏe mạnh, công việc thuận lợi. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là công việc của bậc cha mẹ mà còn là trách nhiệm của con cái với lòng thành...

Thắp nhang cầu nguyện như thế nào cho đúng?

Thắp nhang, dâng hương để thể hiện lòng thành kính và cầu chúc cho những mong ước của con người thành sự thật. Bạn có nghĩ mỗi lần thắp nhang cầu nguyện thì mục đích đều như nhau. Theo truyền thống,...

Ý nghĩa phong tục truyền thống thắp nhang của người Việt

Trong nhà mỗi người dân Việt đều có bàn thờ, có bát hương. Chúng ta luôn thấy ông bà, cha mẹ dâng hương nhang vào mỗi ngày rằm, ngày lễ. Bàn thờ, bát hương là những vật gần gũi, có giá trị về mặt tâm...

Hướng dẫn cách thắp nhang ông Địa - Thần Thổ Địa

Ông Địa hay thần Thổ Địa được người Việt Nam thờ cúng là một vị thần chuyên cai quản đất đai theo truyền thuyết dân gian. Thờ cúng thần Thổ Địa là phong tục có từ lâu đời của người Việt nói riêng và...

Tìm hiểu về nguồn gốc thật sự của phong tục thắp nhang

Phong tục thắp nhang vốn bắt nguồn từ Ấn Độ tại thời điểm 3500 năm trước. Bạn có bất ngờ khi vẫn luôn nghĩ đây là phong tục tập quán của người phương Đông?

Khách hàng & Đối tác

Nhà Thuốc Gia Truyền Thọ Xuân Đường