Pháp Bảo Bình An - Gồm 11 dược liệu quý có giá trị văn hóa Tâm linh & Y học

Pháp Bảo Bình An - Gồm 11 dược liệu quý có giá trị văn hóa Tâm linh & Y học

Pháp Bảo Bình An - Gồm 11 dược liệu quý có giá trị văn hóa Tâm linh & Y học

Các sản phẩm Pháp Bảo Bình An được chế tác từ các dược liệu quý như Trầm hương, Đàn hương, Ngọc Am, Tràm hương, Quế nhục, Đại hồi, Đinh hương, Bạch chỉ, Trần bì, Thương truật... và dược liệu Tùng hương được lấy từ Tây Tạng - xứ sở của tâm linh và những điều huyền bí. Không chỉ là sự trân trọng, bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống mà Pháp Bảo Bình An còn đem đến những giá trị khác về sức khỏe, tinh thần cho người sử dụng.

1. Đàn hương

Đàn hương trắng (Santalum album L.) thuộc họ Đàn hương (Santalaceae) là dược liệu có giá trị vô cùng to lớn, được cho là loài cây thiêng liêng, thứ dược liệu quý và nguồn hương thơm tinh tế, huyền diệu.

Đàn hương được đề cập đến trong thần thoại, văn hóa dân gian và thánh kinh Ấn Độ từ hàng trăm năm TCN. Đàn hương được sử dụng trong hầu hết các hoạt động tâm linh. Trong các đền thờ Hỏa giáo, nghi thức đốt đàn hương tạo ngọn lửa thiêng với ý nghĩa giúp xoa dịu nỗi đau khổ của nhân loại. Đàn hương cũng được sử dụng trong nhiều hình thức nghi thức nhập môn để mở mang tâm trí của các đệ tử của một số tôn giáo.

Tinh dầu đàn hương có ở hầu hết các bộ phận của cây. Gỗ đàn hương được dùng làm dược liệu, đồ trang sức, nội thất, đồ thờ cúng và hoạt động tâm linh. Bột tâm gỗ đàn hương được dùng làm nhang, nụ hương để dâng lên tổ tiên, các vị thần linh hoặc xông phòng để làm sạch không khí, tiêu trừ tà khí, mang lại năng lượng tốt lành.

Tinh dầu đàn hương thu được bằng cách chưng cất từ tâm gỗ. Tinh dầu đàn hương màu vàng nhạt, thơm ngọt cay nồng ấm, mùi gỗ đặc trưng, lưu hương lâu dài nên được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm và dược phẩm.

Gỗ đàn hương và tinh dầu chiết xuất từ tâm gỗ đàn hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới. Tác dụng trị liệu của đàn hương là do nguồn các hợp chất hóa học phong phú, đặc biệt là sesquiterpeness. Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hàng loạt các hoạt động dược lý khác nhau, từ kháng khuẩn đến chống ung thư. Không có độc tính đáng kể nào được chỉ ra bởi tinh dầu và thành phần trong tinh dầu đàn hương.

Đàn hương là chất thanh lương, an thần, thu liễm, sát trùng… thường được dùng để điều trị các bệnh dạ dày, vàng da, kiết lỵ, căng thẳng thần kinh, lú lẫn; giúp chống độc, hạ sốt, tăng trí tuệ, cải thiện tuần hoàn.

Đàn hương giúp làm cải thiện những vấn đề thần kinh như căng thẳng, trầm cảm, sợ hãi, suy nhược thần kinh, lo lắng, khó chịu, mất ngủ và tăng cường sự tập trung khi thiền định.

Các nghiên cứu khoa học đã xác định đàn hương có các hoạt động bảo vệ gan, kháng khuẩn, chữa dạ dày, chống virus, chống ung thư, chống tăng huyết áp, chống nhiệt, an thần, ngăn chặn hạch và diệt côn trùng.

2. Trầm hương

Trầm hương thuộc chi Trầm hương (Aquilaria) còn được gọi là trầm dó, dó bầu, dó trầm. Gỗ trầm hương có giá trị cao, được dùng để làm nước hoa, hương nhang, đồ tâm linh và dược phẩm.

Trầm hương thực chất là chính là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân dó bầu. Khi cây bị thương, nhựa với tinh dầu thơm trong cây tích tụ lại đó để bảo vệ cây, tinh dầu đọng lại dần dần biến thành trầm, theo thời gian sẽ tạo ra những khối trầm to nhỏ và hình dáng khác nhau. Trầm sinh ra giữa đất trời và tích tụ dưới một khúc cây, người ta tin rằng trầm có giá trị tâm linh to lớn bởi trầm chính là tác phẩm kì diệu của thiên nhiên và tạo hóa. Trầm có hương thơm huyền bí, tinh dầu trầm hương có giá trị lớn và giá cả đắt đỏ.

Theo tâm linh, trầm hương có tác dụng xua đuổi tà ma, uế khí, đem đến năng lượng tích cực. Từ xa xưa, các quan tư tế Ai Cập đã sử dụng khói trầm hương để thông giao, thỉnh cầu với thần linh. Trầm hương được mệnh danh là hương của Niết Bàn, dùng trong các nghi lễ tôn giáo hướng đến những điều thiện lành, tu tâm, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha… tập trung vào tâm thức của con người, giúp chúng ta chủ hạnh phúc, nhận ra mục đích sống và có được đời sống viên mãn.

Hương trầm có tác dụng định thần, tăng tập trung, minh mẫn, an lạc nên thường được dùng trong thiền định, yoga… Sử dụng trầm để xông phòng sẽ giúp không gian ấm cúng, thơm hương và có nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.

Có hơn 150 hợp chất trong trầm hương đã được xác định, hầu hết là sesquiterpenoit, cromon và các hợp chất thơm dễ bay hơi. Tinh dầu trầm hương có tác dụng chống oxy hóa, gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau, chống thiếu máu cục bộ và hỗ trợ tiêu hóa.

Trong y học, trầm hương được dùng để điều trị các bệnh truyền viêm nhiễm, bệnh khớp, tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, ung thư.

Trầm hương là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng dương; chủ trị các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, cấm khẩu, hạ sốt, khó thở, thổ huyết…

3. Tùng hương

Tùng hương Tây Tạng còn gọi là tùng thơm, tên khoa học là Cupressus macrocarpa.

Lá tùng hương là thành phần nguyên liệu của của các sản phẩm hương nhang thảo dược với tác dụng trừ tà khí, đem lại sự an yên và mang ý nghĩa trường thọ, đại diện khí tiết mùa xuân đầy sức sống.

Hàm lượng tinh dầu của lá tùng hương khô nhiều hơn lá tươi, với 15 thành phần và neral là thành phần chính (35%).

Tùng hương còn có những giá trị y học, các nghiên cứu đã cho thấy tùng hương có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau. Trong y học, tùng hương được dùng trong điều trị các chứng ho, phù, đau nhức xương khớp.

4. Ngọc am

Ngọc am là vật liệu gỗ quý hiếm được dùng để chế tác các vật phẩm tâm linh. Tên khoa học của loại cây này là Cupressus funebris, còn được gọi là hoàng đàn liễu, bách mộc, tuyết tùng.

Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gỗ Ngọc am là sesquiterpenes (76%), 46 thành phần được xác định như α –cedrene, cedrol, β –cedrene… Tinh dầu ngọc am có hương gỗ sang trọng, quý phái với giá trị thương mại cao. Gỗ ngọc am càng già càng tích lũy nhiều tinh dầu nên càng thơm, đặc biệt là phần gỗ ở gốc cây.

Về mặt tâm linh, gỗ ngọc am giúp đem lại điều tốt lành, sự may mắn và vượng khí, bởi vậy thường được dùng để đúc tượng thần linh, linh vật, pháp bảo.

Nghiên cứu về tác dụng dược lý của ngọc am cho thấy các hoạt động kháng nhiều loại vi khuẩn, chống oxy hóa mạnh, xua đuổi côn trùng.

5. Tràm hương

Chi tràm (Melaleuca) với tràm gió và tràm trà là những loài thường được dùng trong y học, tâm linh bởi mùi hương thơm nồng ấm, khai thông ngũ quan. Tràm trà (Melaleuca alternifolia) có lịch sử lâu đời, việc sử dụng tràm trà được biết đến sớm nhất là khi thổ dân Bundjalung ở Úc nghiền nát lá và hít để chữa ho, cảm lạnh, vết thương. Tinh dầu tràm có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn, virus gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tinh dầu tràm trà có mùi thơm dễ chịu, ấm áp giúp làm thông thoáng đường thở, giảm ho cũng như các triệu chứng hô hấp khác.

6. Quế

Quế là loại dược liệu quen thuộc với chúng ta, hầu hết ai cũng biết đến quế và ấn tượng với hương thơm đặc biệt quả nó. Tuy quen thuộc nhưng quế vẫn là loại hàng hóa quý giá từ cổ đại, đặc biệt là quan quế (C. verum). Chỉ có những người rất giàu có thời trung cổ Châu Âu có thể sử dụng quan quế này. Cho đến nay, quế trở nên phổ biến hơn và có giá phù hợp với nhiều tầng lớp xã hội.

Trong y học, quế được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa, cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm, bệnh hô hấp, chân tay lạnh. Gần đây hơn, quế có được khoa học chứng minh các tác dụng như làm ổn định lượng đường huyết, giảm cholesterol trong máu.

Ngày nay, ứng dụng của quế trong đời sống rất đa dạng như làm thuốc, nấu ăn, xông thơm không khí, trang trí. Tinh dầu quế có mùi hương thơm ngọt ngào và tác dụng làm ấm, kháng khuẩn nên các sản phẩm dùng ngoài da hay các sản phẩm gia dụng hay cho quế vào trong thành phần.

7. Đại hồi

Đại hồi có tên khoa học Illicium verum, còn được gọi là hoa hồi vì có hình bông hoa đẹp mắt, là vị thuốc thường dùng trong y học cổ truyền để điều trị buồn nôn, đau dạ dày, mất ngủ, viêm da và đau khớp. Hồi còn là loại gia vị nổi tiếng trên thế giới và tạo nên hương vị đặc trưng trong ẩm thực châu Á.

Đại hồi là một nguồn giàu lignans và sesquiterpenes và flavonoid, các thành phần này được báo cáo là có các hoạt tính sinh học đa dạng như kháng virus, vi khuẩn, nấm mạnh mẽ và được coi là nguồn dược liệu tiềm năng để chống lại các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và là thành phần quan trọng trong thuốc chống cúm từ thảo dược.

Ngoài khả năng kháng vi sinh vật, đại hồi còn sở hữu một số tiềm năng khác như chống oxy hóa, tẩy giun sán, diệt côn trùng, bài tiết, chống ung thư, chống viêm, bảo vệ dạ dày, an thần, long đờm…

8. Đinh hương

Đinh hương (Syzygium aromaticum) là một trong những loại thảo dược quan trọng nhất trong y học cổ truyền. Thành phần hóa của cây đinh hương bao gồm các lớp và nhóm hợp chất hóa học khác nhau như monoterpen, sesquiterpenes, phenol và các hợp chất hydrocacbon. Các chất hóa thực vật chính được tìm thấy trong dầu đinh hương chủ yếu là eugenol (70-85%), eugenyl axetat (15%) và β-caryophyllene (5–12%). Các dẫn xuất của chúng mang lại những lợi ích sinh học như kháng khuẩn, kháng nấm, khả năng diệt côn trùng, chống oxy hóa, chống ung thư. Đinh hương được dùng trong ẩm thực để làm tăng hương vị và bảo quản thức ăn. Trước đây, đinh hương được dùng như một loại thuốc giảm đau tại chỗ trong nha khoa.

Tinh dầu đinh hương làm thông đường hô hấp, hoạt động như một chất long đờm, dùng để điều trị nhiều bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản và hen suyễn. Đinh hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm tắc mũi và đau xương khớp bởi hoạt động chống viêm (do sự ức chế COX-2).

9. Bạch chỉ

Bạch chỉ (Angelica dahurica) đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh trong y học cổ truyền và được coi là dương kinh kinh dược. Bạch chỉ có chứa nhiều thành phần hóa học có hoạt tính sinh học bao gồm polysaccharid, phenol, alkaloid, tinh dầu, steroid, lignin, nhựa, tannin... Trong đó, tinh dầu bạch chỉ có nhiều ứng dụng trong các ngành y tế, nông nghiệp, thực phẩm và mỹ phẩm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy tinh dầu bạch chỉ có các đặc tính dược lý như các hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư, chống viêm và điều hòa miễn dịch.

Y học dân gian các nước châu Á đã được sử dụng bạch chỉ để điều trị các bệnh như bệnh phụ khoa, mộng tinh, táo bón, sốt rét, ớn lạnh, sốt, viêm khớp, bệnh hô hấp, chứng liệt, đau răng và bệnh trĩ.

10. Trần bì

Trần bì là vị thuốc được bào chế từ vỏ quýt (quả của các loài cây Citrus reticulata Blanco, Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var deliciosa Swingle).

Từ hàng ngàn năm trước, trần bì đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị buồn nôn, nôn, khó tiêu, thiếu máu, tiêu chảy, ho, đờm...

Khoảng 140 hợp chất hóa học trong trần bì đã được phân lập và xác định. Trong số đó, tinh dầu và flavonoid thường được coi là thành phần đặc trưng và hoạt tính sinh học chính. Trần bì có tác dụng dược lý rộng rãi như có tác dụng có lợi cho hệ tim mạch, tiêu hóa và hô hấp, kháng u, chống oxy hóa và chống viêm, bảo vệ gan và thần kinh. Các hoạt tính sinh học của trần bì rất hữu ích cho ứng dụng lâm sàng của nó và mang lại triển vọng phát triển thuốc cũng như các sản phẩm tốt cho sức khỏe cho con người.

11. Thương truật

Thương truật (Atractylodes lancea Thunb. DC.) có lịch sử lâu đời là một trong những loại thảo dược quan trọng được sử dụng trong y học cổ truyền. Thương truật có vị cay, đắng, quy kinh tỳ, vị và can. Thương truật có các tác dụng trừ thấp, kiện tỳ, trừ phong tán hàn dùng để điều trị các bệnh thấp khớp, rối loạn tiêu hóa, quáng gà và cúm.

Thương truật có chứa sesquiterpenes, sesquiterpenoids, polyetylen alkynes, phytosterol...  Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra chiết xuất từ ​​thương truật có tác dụng chống ung thư, chống béo phì và chống viêm. Thật thú vị khi phát hiện ra rằng hầu hết các thành phần chính của thương truật có thể gây ra tác dụng gây độc tế bào đối với các tế bào ung thư và khối u ác tính.

Không chỉ có giá trị trong y học, từ lâu, thương truật đã được dân gian sử dụng để trừ tà khí, xua đuổi yêu ma.

Những loài cây thiêng liêng cho những dược liệu quý và nguồn hương thơm tinh tế, huyền diệu. Những sản phẩm Pháp Bảo Bình An với nhiều thảo dược quý chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh và y học, giúp nâng cao đời sống thể chất và tinh thần của con người, đem đến sự bình an của mọi nhà.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Pháp Bảo Bình An - Gồm 11 dược liệu quý có giá trị văn hóa Tâm linh & Y học

Các sản phẩm Pháp Bảo Bình An được chế tác từ các dược liệu quý như Trầm hương, Đàn hương, Ngọc Am, Tràm hương, Quế nhục, Đại hồi, Đinh hương, Bạch chỉ, Trần bì, Thương truật... và dược liệu Tùng...

Có tận 11 loại thảo dược tốt cho sức khoẻ trong Pháp Bảo Bình an

Pháp bảo Bình an - Sản phẩm hương và tháp hương chứa nhiều loại thảo dược nhất Việt Nam. Có tận 11 loại thảo dược trong một bộ sản phẩm tâm linh tốt cho sức khoẻ đã được xác lập kỷ kục guinness đó...

Pháp Bảo Bình An - Sự kết hợp giữa văn hoá tâm linh và thảo dược tốt cho sức khoẻ

Một bộ sản phẩm Hương và Tháp Hương kết hợp giữa giá trị văn hoá tâm linh và sức khoẻ vừa được Tổ chức Kỷ kục Việt Nam xác nhận là chứa nhiều loại thảo dược nhất Việt Nam. Với thành phần nguyên liệu...

Kỷ lục Guinness Hương và Tháp hương chứa nhiều loại thảo dược nhất Việt Nam

Kỷ lục Guinness Pháp bảo Bình an – Sản phẩm hương và tháp hương chứa nhiều loại thảo dược nhất Việt Nam. Mới đây, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố kỷ lục Guinness cho Pháp bảo Bình an - Sản phẩm...

Khách hàng & Đối tác

Nhà Thuốc Gia Truyền Thọ Xuân Đường